https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bệnh chàm là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh chàm là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh chàm là gì, bệnh chàm là bệnh gì, chàm sữa là gì, bị chàm sữa bôi gì… chỉ là 4 trong hàng tá câu hỏi về bệnh chàm sữa mà các bậc phụ huynh có con bị bệnh lý này cần được giải đáp. Bởi hơn ai hết, khi có con mắc bệnh chàm sữa, cha mẹ nào cũng chỉ mong con nhanh chóng thoát khỏi sự đeo bám dai dẳng của căn bệnh này.

Chàm sữa là gì?

Có khoảng 30% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là “nạn nhân” của bệnh chàm sữa – đủ để thấy, chàm sữa đích thị không phải dạng vừa. Tại Việt Nam, những năm gần đây, chàm sữa còn được gọi là lác sữa ngày có xu hướng gia tăng và gây ra nhiều rắc rối cho những cặp gia đình có con nhỏ.

Chàm sữa là bệnh viêm da thường gặp ở trẻ

Chàm sữa là bệnh viêm da thường gặp ở trẻ

Theo Đông y, chàm sữa là một bệnh da liễu thường gặp ở trẻ với biểu hiện lâm sàng là các tổn thương da đa dạng, có xu hướng xuất tiết, phân bố đối xứng, dễ tái phát và trở thành mạn tính hoá, cảm giác ngứa rất dữ dội. Bệnh thuộc về phạm trù chứng “phong chẩn” của y học cổ truyền. Tuy nhiên, tùy theo từng vị trí phát bệnh mà chàm sữa được gọi với những tên gọi khác nhau. Cụ thể: Bệnh phát ở trẻ còn bú mẹ gọi là “chàm sữa” hay “ngứa sữa” (nãi tiên); phát ra ở quanh tai được gọi là “lở vành tài” (hoàn nhĩ sang), phát ở âm nang (bìu dái) gọi là “chàm bìu”, “thận nang phong”, “tú cầu phong”; phát ra ở những chỗ gấp khúc của tứ chi gọi là “tứ loan phong”...

Cũng theo Đông y, chàm sữa thường khu trú ngoài da, phát da do mất cân bằng trong cơ thể, vì vậy khi chữa trị, ngoài việc dùng thuốc bôi, thuốc rửa tại chỗ để chống viêm, đau, ngứa cho trẻ thì điều cốt lõi là cần điều hóa chức năng tạng phủ, khí huyết để cân bằng trong trong co thể.

Bệnh khu trú ngoài, phát ra do mất cân bằng ở bên trong cơ thể. Vì vậy, khi chữa trị, ngoài việc sử dụng những vị thuốc bôi, rửa chỗ bị bệnh để chống viêm, đau, ngứa... điều cốt lõi là cần điều hoà lại chức năng tạng phủ, khí huyết để lập lại cân bằng trong cơ thể.

Chàm sữa liên quan mật thiết đến yếu tố dị ứng

Chàm sữa liên quan mật thiết đến yếu tố dị ứng

Tây y thì cho rằng, chàm sữa là bệnh viêm da mạn tính không lây thuộc thể chàm viêm da dị ứng. Bệnh rất khó chữa trị dứt điểm và đặc biệt rất dễ tái đi lại lại nhiều lần trong những năm tháng đầu đời khi trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Nguyên nhân gây ra chàm sữa hiện vẫn chưa được xác định chắn chắn nhưng thường gặp nhiều ở những bé có cơ địa dị ứng hoặc gia đình có tiền sử cha mẹ bị dị ứng. Ngoài ra, các tác nhân như môi trường bụi bẩn, nấm mốc, côn trùng, phấn hoa, lông thú nuôi, quần áo len, dạ hoặc thực phẩm dễ gây dị ứng (thịt bò, sữa, trứng, lạc, hải sản…) … cũng là những yếu tố làm gia tăng tình trạng chàm sữa ở trẻ.

Những biến chứng trẻ phải đối mặt khi bị bệnh chàm sữa 

Chàm sữa dù không gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại những vết sẹo sần sùi, mẩn đỏ nghiêm trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tổn thương nghiêm trọng về da ở trẻ. Chưa kể, đặc tính của chàm sữa là gây ngứa ngáy âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội nếu không được vệ sinh sạch sẽ hoặc để trẻ cào, gãi nhiều lên vùng da bị bệnh càng khiến bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm mưng mủ, lở loét, phù nề…

Chàm sữa gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ ở trẻ

Chàm sữa gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ ở trẻ

Cá biệt, nếu để chàm sữa bội nhiễm vi khuẩn nhất là do tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn mủ xanh sẽ gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.  Dưới đây là những biến chứng đáng chú ý ở trẻ bị chàm sữa:

- Biến chứng về tâm lý: Chàm sữa khiến trẻ khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, ngủ không sâu giấc trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bé trong giai đoạn đầu đời.

- Biến chứng tăng trưởng chậm: Chàm sữa nặng còn làm chậm tốc độ tăng trưởng của trẻ, chưa kể việc điều trị bằng thuốc có chứa corticoid dài ngày sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến trẻ còi xương, chậm phát triển, nấm da, teo da, rạn da, suy tuyến thượng thận. Bởi vậy, khi sử dụng các loại thuốc trị chàm sữa cho trẻ, nhất thiết phải được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ còi xương do mắc chàm sữa

Trẻ còi xương do mắc chàm sữa

- Biến chứng nhiễm khuẩn: Khi bị chàm sữa trẻ có thể bị nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus – biến chứng phổ biến ở trẻ bị chàm sữa và viêm da cơ địa - trong đó nhiễm khuẩn thường gặp nhất là tụ cầu vàng hoặc liên cầu khuẩn khiến trẻ bị nhiễm trùng máu đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân theo đúng phác đồ của bác sĩ.

- Biến chứng nhiễm virus: Loại virus trẻ có thể nhiễm khi bị chàm sữa đó là Herpes simplex (loại virus gây mụn rộp và herpes sinh dục). Trẻ bị nhiễm virus Herpes simplex có thể lây lan nhanh chóng và gây nhiễm trùng nghiêm trọng với các biểu hiện như sốt, khó chịu và mảng nổi mẩn, đỏ phồng rộp trên diện rộng.

Khuẩn tụ cầu vàng có thể gây tử vong ở trẻ bị chàm sữa

Khuẩn tụ cầu vàng có thể gây tử vong ở trẻ bị chàm sữa

 - U mềm lây nhiễm: Là triệu chứng của chứng nhiễm virus ở trẻ bị chàm sữa. Điển hình là tình trạng Erythroderma - biến chứng đỏ da toàn thân ở trẻ với các biểu hiện đau đớn như da toàn thân đỏ, bong tróc, vùng xung quanh mắt trẻ bị viêm, phù dẫn đến lộn mi, trường hợp bệnh kéo dài có thể xuất hiện rối loạn sắc tố da thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị đúng cách. 

Có thể thấy, chàm sữa không hề dễ đối phó, do đó bên cạnh việc quan tâm tìm hiểu bệnh chàm là gì, cha mẹ cần cần tìm ngay đến sản phẩm chuyên biệt có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa chàm sữa hữu hiệu như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn cho làn da của trẻ.

Đọc thêm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46