Vì sao bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm?

Bỗng dưng bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm làm phá hỏng giấc ngủ ngon lành của bé, còn khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Bé bị làm sao rồi mẹ ơi? Mẹ hãy đọc ngay bài viết này để tìm câu trả lời nhé.

Nguyên nhân khiến bé nổi mẩn ngứa vào ban đêm

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ của con, không những thế còn tác động tới tinh thần và thể chất của trẻ. Mặc dù đây là hiện tượng thường thấy ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng để tìm ra nguyên nhân khiến bé nổi mẩn ngứa về đêm cũng khiến nhiều cha mẹ lúng túng.

Bé bị nổi mẩn ngứa về đêm do nhiều nguyên nhân

Bé bị nổi mẩn ngứa về đêm do nhiều nguyên nhân

Theo các chuyên gia, bé bị nổi mẩn ngứa về đêm có thể do những nguyên nhân sau:

+ Do dị ứng thời tiết: Khi cơ thể trẻ chưa thích ứng kịp với sự thay đổi của thời tiết, quá nóng hoặc quá lạnh, làn da bé sẽ nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy. Thông thường hiện tượng này sẽ biến mất khi cơ thể trẻ được giữ ấm nếu quá lạnh, hoặc làm mát khi quá nóng. 

+ Do dị ứng thực phẩm: Nếu bữa tối mẹ cho bé ăn hải sản, thịt bò hoặc các loại thực phẩm được chế biến sẵn cũng sẽ gây nên hiện tượng nổi mẩn ngứa vào ban đêm. Với những bé chưa ăn dặm thì có thể bé đã bị dị ứng với sữa mẹ, do mẹ ăn những thực phẩm có chứa các chất khiến bé dị ứng.

+ Do bé bị côn trùng cắn: Bé có thể bị ngứa ngáy do muỗi đốt vào ban đêm và trường hợp này vẫn thường xuyên xảy ra. Do đó, cha mẹ cần kiểm tra xem khu vực bé ngủ đã được che chắn kỹ càng chưa, đồng thời xem lại chăn chiếu của bé có xuất hiện điều gì bất thường không (ví dụ như: mạt ve, bọ chét, lông động vật chó, mèo…).

Bé có thể bị mẩn ngứa ban đêm do dị ứng thực phẩm

Bé có thể bị mẩn ngứa ban đêm do dị ứng thực phẩm

Đọc thêm: Bé bị nổi mề đay khắp người

+ Do bé mắc bệnh chàm sữa, rôm sảy: Đặc điểm của bệnh chàm sữa và rôm sảy là gây ngứa ngáy. Ban đầu trẻ có thể bị nổi mẩn ngứa ở hai má, sau lan ra chân tay và khắp người. Để nhận biết con có bị bệnh ngoài da này không, mẹ cần quan sát kỹ xem trên da bé có nổi mẩn đỏ, mụn liti không nhé.

+ Do da bé bị mất nước: Vào ban đêm, lượng nước trong cơ thể trẻ giảm nhanh khiến bé bị mất nước và gây nên mẩn ngứa.

+ Do bé tắm nước quá nóng: Nếu nước tắm của bé quá nóng sẽ khiến làn da của bé bị khô, mất nước sinh ra ngứa ngáy vào ban đêm.

+ Do các yếu tố dị nguyên khác: Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm còn do dị ứng với phấn hoa, phấn côn trùng hoặc do hóa chất có trong nước giặt, nước xả vải quần áo của bé.

Cách đối phó khi bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm

+ Xác định kỹ nguyên nhân và cách ly bé khỏi những yếu tố gây hại đó.

+ Tránh để bé gãi hoặc cọ xát vào vùng da bị mẩn ngứa. Cắt ngắn móng tay của trẻ thường xuyên để tránh gây tổn hại cho da và khiến da không bị trầy xước.

Kiểm tra chăn gối, giường ngủ của bé để tìm ra nguyên nhân gây mẩn ngứa

Kiểm tra chăn gối, giường ngủ của bé để tìm ra nguyên nhân gây mẩn ngứa

+ Kiểm tra lại chăn gối và giường ngủ của bé để đảm bảo bé có giấc ngủ thoải mái khi không có sự xuất hiện của các yếu tố dị nguyên tại môi trường xung quanh.

+ Cho bé uống thật nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da, chống lại mẩn ngứa.

+ Mặc cho bé quần áo rộng rãi với chất liệu cotton nhẹ nhàng, thoáng mát.

+ Sau khi đã loại trừ hết các nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị cho bé nhưng không đem lại hiệu quả, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để được xét nghiệm và điều trị đúng cách.

Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc trẻ bị dị ứng mẩn ngứa

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status