https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ sinh non

Trẻ sinh non

Một thai kỳ trọn vẹn là khi bé yêu bình yên trong bụng mẹ từ 38-40 tuần trước khi thoát “kén” chào đời. Nhưng với những em bé được gọi là “sinh non”, chu kỳ này bị rút ngắn ở tuần thứ 37 của thai kỳ. Dĩ nhiên, những em bé đó khi chào đời sẽ nhẹ cân hơn bình thường, đồng thời tiềm ẩn một vài vấn đề về sức khỏe khi các cơ quan trong cơ thể chưa kịp hoàn thiện trong bụng mẹ.

Em bé của bạn có nguy cơ bị sinh non không?

Không ai có thể chắc chắn 100% em bé sinh ra sẽ đủ ngày, đủ tháng, dù cho mẹ có chăm sóc, bảo vệ bản thân và thai kỳ kỹ lưỡng tới đâu thì “bóng ma” sinh non vẫn sẽ xuất hiện và không loại trừ bất kỳ ai.

Vì sao mẹ lại sinh non? Hiện nay y học chỉ mới xác định được nguyên nhân gây ra của khoảng 50% những ca sinh non, còn 50% còn lại không thể xác định được nguyên nhân. Theo đó, có những nguy cơ có thể dẫn tới việc sinh non như: nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng âm đạo, bệnh về đường hô hấp…

Sinh non thực sự đáng lo ngại, nhưng các thai phụ hãy yên tâm và luôn đặt niềm tin vào các bác sĩ, vì họ sẽ là người trợ giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tất nhiên, bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình những kiến thức cơ bản về sinh non, những nguy cơ và dấu hiệu, cùng sự chăm sóc đặc biệt dành cho bé yêu.

Làm cha mẹ của trẻ sinh non

Nếu bạn đã lên dây cót tinh thần cho cuộc vượt cạn đủ 9 tháng 10 ngày nhưng không may chúng đổ bể chỉ vì em bé trong bụng muốn chào đời sớm hơn? Đừng vội hoảng hốt, hãy thay đổi ngay các kế hoạch đã dự trù trước đó để kịp thời thích nghi với những xáo trộn vô cùng lớn khi bạn SINH NON.

Điều quan trọng nhất chính là chuẩn bị tâm lý để đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra với bé hoặc chính bạn, nhưng cũng đừng quá bi quan vì bên bạn luôn có sự hỗ trợ của bác sĩ cùng sự đồng hành của những người thân yêu. Hãy giữ vững tinh thần để cùng con yêu vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé.

Chắc hẳn bạn đã nghe nói đến kỹ thuật lồng ấp NICU?

Một điều hiển nhiên, trẻ sinh non không thể ngay lập tức sống trong môi trường bên ngoài như những trẻ sinh đủ ngày, đủ tháng. Vì vậy, bác sĩ sẽ ngay lập tức cho trẻ vào lồng ấp, điều này có thể khiến cha mẹ lo lắng và cảm thấy bất lực, nhưng hãy tin vào bác sĩ.

Bạn cũng nên tìm hiểu cặn kẽ về kỹ thuật lồng ấp NICU để biết bé có an toàn trong môi trường đó không, đồng thời có thể đưa ra những trao đổi cần thiết với bác sĩ về tình trạng của bé yêu.

Chăm sóc trẻ sinh non

Có lẽ đây sẽ là giai đoạn rất khó khăn, nhưng ít nhất bạn cũng nên vui mừng hân hoan khi thay vì bé yêu phải nằm trong lồng ấp thì nay đã được bình an trong vòng tay bạn. Việc tự tay chăm sóc bé có thể sẽ rất hạnh phúc nhưng cũng gây cho bạn nhiều áp lực vì những bé sinh non đòi hỏi có sự chăm sóc đặc biệt hơn các bé khác rất nhiều, từ việc ăn uống, ngủ nghỉ cho tới bế ẵm… Tất cả đều phải hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận.

Vì sao ư? Ngay cả khi bé đã rời khỏi lồng ấp thì những nguy hiểm bất ngờ vẫn có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Dù bạn có cảm thấy kiệt sức đến mức nào thì cũng phải nhanh chóng lấy lại tinh thần vì đây là lúc bé yêu cần bạn hơn bao giờ hết. Hãy nhớ bên cạnh bạn còn có những người thân, họ sẵn sàng giúp bạn trong những tình huống khó khăn mà bạn không thể trở tay kịp.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm quen dần với các nguy cơ gây hại cho bé từ môi trường xung quanh, điển hình là các loại vacxin hay virus gây bệnh cho trẻ sơ sinh. Nếu thấy bé có dấu hiệu bất thường hãy tới ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Hơn hết, bạn và gia đình hãy là những người chủ động để bảo vệ con yêu nhé.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46