Trẻ bị rôm sảy phải làm sao, có cách nào chữa trị được dứt điểm và nhanh chóng bệnh lý ngoài da này hay không? Chính là những câu hỏi được nhiều phụ huynh băn khoăn và cần được lời giải đáp nhiều nhất.
Nguyên nhân khiến trẻ mắc rôm sảy
Không phải ngẫu nhiên mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị rôm sảy nhiều nhất. Nhiều người cho rằng, điều kiện thời tiết nóng nực, nền nhiệt cao chính là tác nhân khiến trẻ tiết nhiều mồ hôi gây ra tắc nghẽn tuyến mồ hôi làm cho các tế bào da và vi khuẩn trên da tổn thương và hình thành rôm sảy. Tuy nhiên, vẫn còn một lý do nữa khiến tình trạng rôm sảy ở trẻ luôn nhiều hơn người lớn đó là do các ống bài tiết mồ hôi ở trẻ vẫn chưa hoàn chỉnh thêm nữa làn da trẻ mỏng manh và nhạy cảm nên càng dễ bị rôm sảy hoành hành.
Rôm sảy có thể mọc ở khắp các cơ thể trẻ
Rôm sảy hay còn gọi là nhiệt gai được nhận diện là những nốt ban đỏ nhỏ bằng đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có thể có nước, đỏ ở xung quanh. Rôm sảy có thể mọc nhỏ lẻ, rải rác hoặc thành từng mảng, miếng trên khắp cơ thể trẻ. Nhưng theo thống kê, những bộ phận bị mồ hôi ứ đọng nhiều và các khu vực nếp gấp chính là những vị trí rôm sảy mọc nhiều nhất đó là vùng da đầu, cổ, mặt, lưng, ngực… khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
Theo thói quen, khi bị ngứa trẻ thường lấy tay gãi, chà xát lên vùng da mọc rôm sảy hoặc cha mẹ xót con cũng lấy tay, kim để châm hoặc giết rôm sảy với suy nghĩ khi rôm sảy lặn bé sẽ dễ chịu hơn. Thế nhưng việc làm này chỉ khiến da trẻ dễ bị viêm nhiễm, mưng mủ và phát triển thành mụn nhọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút tấn công gây nhiễm khuẩn huyết, tràn mủ màng tim ở trẻ...
Cào, gãi lên rôm sảy chỉ khiến tình trạng nặng nề hơn
Xem thêm: Bác sĩ nhi bày mẹo trị rôm sảy cho trẻ
Vậy bé bị rôm sảy phải làm sao?
Thay vì mất bình tĩnh và suốt ngày quẩn quanh với câu hỏi “bé bị rôm sảy phải làm sao”, cha mẹ nên tìm cách giúp con mau chóng thoát khỏi sự tấn công của rôm sảy. Theo các chuyên gia, rôm sảy là một trong những bệnh lý về da rất dễ loại trừ nhưng tỷ lệ tái phát lại cực cao nên để chữa rôm sảy ở trẻ, cha mẹ cần nằm lòng những vấn đề sau:
- Lau khô mồ hôi cho trẻ, tránh để mồ hôi bị tắc nghẽn, ứ đọng.
- Hạn chế cho trẻ vận động, chơi đùa với cường độ cao.
- Không ủ, quấn cho trẻ quá chặt, quá kỹ thay vào đó nên cho trẻ mặc quần áo, tã lót bằng chất liệu cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Giữ da trẻ luôn sạch sẽ, cho trẻ vui chơi ở nơi thoáng mát, có quạt điều hòa không khí.
- Không thoa nhiều kem bôi cũng như phấn rôm lên da trẻ vì sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, khiến rôm sảy mọc nhiều hơn.
Phấn rôm không chữa được rôm sảy
- Hạn chế cho trẻ ra nắng, cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm mát.
- Không gãi, chà xát tránh để trầy xước vùng da mọc rôm sảy sẽ dẫn đến nhiễm trùng da.
Mẹ có thể tắm cho trẻ hàng ngày bằng các loại lá tắm dân gian sạch, được trồng từ vườn nhà hoặc được cung cấp bởi đơn vị uy tín. Các loại lá tắm giúp đẩy lùi rôm sảy bao gồm lá khế, lá chè xanh, lá tía tô, lá kinh giới, sài đất và mướp đắng… Mẹ chỉ cần rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, xay hoặc giã nát lọc lấy nước cốt, pha với nước ấm để tắm, vệ sinh cho trẻ 2 lần/ngày sẽ giúp cải thiện rôm sảy đáng kể.
Một kinh nghiệm hay trong trị rôm sảy ở trẻ nữa đó là mẹ có thể tìm mua Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với các thành phần như tinh chất Hoàng Liên, Berberine, tinh dầu Mùi… sản phẩm giúp kháng khuẩn, làm sạch da, chống viêm, giảm ngứa giúp thổi bay rôm sảy chỉ sau 2-3 ngày sử dụng. Sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên nên rất lành tính, an toàn và sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.