Côn trùng cắn là chuyện nhỏ, nhưng hậu quả để lại là chuyện lớn, vì vậy trẻ bị côn trùng đốt cần làm gì để đảm bảo an toàn là điều mà các bậc cha mẹ nên quan tâm. Bài viết dưới đây giúp cung cấp trọn bộ “bí kíp” xử lý, việc của mẹ là đọc và áp dụng ngay khi cần thiết.
Trẻ bị côn trùng đốt là chuyện nhỏ?
Nóng ẩm, mưa nhiều là khí hậu đặc trưng của nước ta, đây cũng là môi trường thuận lợi để côn trùng sinh sôi, vì vậy việc trẻ nhỏ bị côn trùng đốt (kiến, muỗi, rệp, bọ chét…) là điều không thể tránh khỏi. Với những trẻ hiếu động, thường xuyên chơi ở những khu vực rậm rạp, ẩm ướt nên việc bị côn trùng đốt rất phổ biến, tới nỗi cha mẹ coi đó là chuyện bình thường, chuyện nhỏ, không cần dùng biện pháp xử lý con sẽ tự khỏi.
Trẻ bị côn trùng đốt cần làm gì để tránh những biến chứng nguy hiểm?
Nhưng trên thực tế, chỉ vì quan niệm này là nhiều cha mẹ nếm “trái đắng” khi con gặp phải những biến chứng nguy hiểm do côn trùng đốt mà không được xử lý đúng cách và kịp thời.
Trường hợp của chị Lan là ví dụ điển hình. Bé Bon (3 tuổi) nhà chị vốn rất hiếu động và thích khám phá nên hay chạy nhảy ở khu vực nhiều cây cối. Một lần chị phát hiện ra trên người bé có nhiều nốt đỏ do côn trùng đốt, ban đầu chỉ nhỏ bằng đầu bút bi, hơi mọng nước. Chị loay hoay không biết trẻ bị côn trùng đốt cần làm gì, mẹ chồng chị liền mách nên dùng chanh xát trực tiếp, vết đốt sẽ mất đi và không còn cảm giác ngứa rát nữa. Chị làm theo nhưng hết một ngày, vết đốt trên người bé không những không bớt ngứa mà còn sưng tấy hơn.
Không chịu được ngứa, bé lại gãi càng làm lan rộng vết thương. Thấy vậy bà lại bôi thuốc mỡ vào vết thương cho bé, nhưng vết gãi nhanh chóng sưng to, có ổ mủ, người gây gây sốt. Vào viện kiểm tra, bác sĩ bảo cháu bị nhiễm trùng nặng.
Đó là một bài học đắt giá khiến chị không thể nào quên, cũng giúp chị nhận ra trẻ bị côn trùng đốt không thể coi là chuyện nhỏ, cần trang bị kiến thức để kịp thời xử lý.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị côn trùng đốt mưng mủ
Hướng dẫn mẹ cách xử lý khi trẻ bị côn trùng đốt
Trẻ bị côn trùng đốt cần làm gì? Đa phần các trường hợp bị côn trùng đốt (muỗi, kiến…) chỉ gây nên phản ứng nhẹ trên da bé như: đau, ngứa, sưng đỏ… và sẽ tự khỏi trong vài giờ mà không để lại di chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ bị cắn nặng, có phản ứng lan tỏa với quầng đỏ lan rộng, ngứa nhiều hoặc gây đau nhức cũng không phải là ít. Do đó, để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên:
Khi trẻ bị côn trùng cắn cần dùng nhíp nhổ ngòi độc ra luôn
+ Dùng kim hoặc nhíp nhổ ngòi độc của côn trùng khỏi da bé (nếu có). Tuyệt đối không dùng tay nặn ngòi độc vì túi độc có thể vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
+ Rửa sạch vết thương bằng chất khử khuẩn hoặc nước sạch, nếu bé đau nên chườm đá lạnh để giảm phù nề. Sau đó, dùng băng vết thương cho trẻ. Tránh để bé gãi khiến ngòi độc lan rộng ra các vùng da xung quanh.
+ Thoa gel Oatrum Kids lên vùng da bị côn trùng đốt. Sản phẩm chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên nên an toàn tuyệt đối cho trẻ, đồng thời giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa tại vùng da bị côn trùng đốt.
+ Với những trẻ có cơ địa nhạy cảm khi bị côn trùng có nọc độc cắn sẽ gây nên hiện tượng dị ứng toàn thân như: phù môi, mắt, nổi mề đay, co thắt phế quản, sốt… hay sốc phản vệ nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát sao những diễn biến của trẻ để kịp thời đưa trẻ tới bệnh viện điều trị, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn huyết.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa trẻ bị côn trùng đốt, cha mẹ nên tạo cho trẻ không gian sống thoáng mát, sạch sẽ, không để trẻ chơi ở những khu vực rậm rạp nhiều cây xanh. Nên mặc cho trẻ quần áo sáng màu, quần áo dài tay khi ra ngoài để tránh sự thu hút của côn trùng.