Mụn bọc là loại mụn ở dạng thể nặng của mụn trứng cá, lúc này đường kính kích thước mụn lớn hơn nhiều so với các mụn thông thường. Mụn bọc có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, hay gặp nhất là mụn bọc ở cằm khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu. Đặc biệt nếu không xử lý kịp thời và đúng cách còn có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm
Theo các chuyên gia da liễu thì mụn bọc hay xuất hiện nhiều nhất là ở cằm. Nguyên nhân gây mụn bọc rất đa dạng nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
- Do sự rối loạn nội tiết tố: đây được xem là một trong những lý do hàng đầu khiến mụn bọc mọc nhiều ở khu vực cằm. Chính sự mất cân bằng giữa nội tiết tố nam Androgens và nội tiết tố nữ Estrogens trong cơ thể kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn rồi gây mụn.
- Do da bị nhờn: Chúng ta cũng thường thấy những người có da nhờn thì rất dễ bị mụn, có thể bắt gặp tất cả các loại mụn khác nhau, trong đó có mụn bọc dưới cằm nếu không chăm sóc da đúng cách.
Mụn bọc ở cằm xuất hiện do rối loạn nội tiết tố hoặc ăn uống không lành mạnh.
>>Xem thêm: Mụn bọc không đầu có dễ chữa trị không?
- Ở chị em phụ nữ, mụn bọc ở cằm xuất hiện cũng có thể là do buồng trứng hoặc tử cung đang có sự thay đổi, ví dụ chu kỳ kinh nguyệt của bạn đang sắp đến.
- Do lười uống nước: việc bạn uống quá ít nước sẽ không đủ cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Vì thế sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của thận, làm hình thành nên mụn ở vùng cằm.
- Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh: mụn bọc ở cằm có thể hình thành khi bạn thức khuya nhiều, làm việc căng thẳng, có thói quen hay sờ tay lên cằm, ăn uống quá nhiều đồ cay nóng, uống nhiều bia rượu…
- Ngoài ra việc lạm dụng mỹ phẩm, không rửa sạch mặt hoặc tẩy trang kỹ, dùng mỹ phẩm chứa nhiều hoá chất độc hại… cũng là nguyên nhân nổi mụn bọc ở cằm.
Điều trị mụn bọc ở cằm bằng các phương pháp dân gian
Khi điều trị mụn bọc dưới cằm, nguyên tắc quan trọng mà bạn cần nắm được đó là không được dùng tay nặn mụn. Cũng không được dùng tay sờ lên mụn bởi làm như vậy sẽ càng dễ gây nhiễm trùng nặng. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số mẹo trị mụn như sau:
* Dùng tỏi để trị mụn bọc ở cằm
Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình, dễ tìm kiếm. Đông y cho rằng tỏi không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc có tác dụng trị mụn tốt. Theo đó bạn lấy 2-3 tép tỏi còn tươi đem bóc sạch vỏ, đem nghiền nát lấy nước rồi bạn chấm trực tiếp lên nốt mụn bọc ở cằm. Để nguyên như thế tầm 30 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Dùng tỏi giúp hỗ trợ điều trị mụn bọc dưới cằm hiệu quả.
>>Xem thêm: Hiến kế trị mụn bọc bị chai lâu năm cực hiệu quả
Để tăng hiệu quả thì nên áp dụng trước khi đi ngủ. Hàm lượng kháng sinh có trong tỏi sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, kháng viêm, sát khuẩn và làm xẹp nhân mụn cực nhanh.
* Trị mụn bọc dưới cằm bằng tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm là tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm trà, đây chính là dược liệu quý có khả năng chữa chứng viêm da hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Theo nghiên cứu khoa học thì trong tinh dầu tràm chứa nhiều hoạt chất quan trọng có tính sát khuẩn và giúp làm giảm viêm mạnh, từ đó làm xẹp mụn nhanh chóng chỉ sau vài lần sử dụng.
Với cách trị mụn bọc ở cằm này, bạn sử dụng tăm bông đem thấm tinh dầu tràm rồi chấm lên các nốt mụn bọc. Tinh dầu trà sẽ thấm nhanh nên có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, áp dụng liên tục sẽ giúp tiêu diệt mụn bọc nhanh chóng mà không cần nặn.
* Dùng bột quế và mật ong trị mụn bọc ở cằm
Các chuyên gia cho rằng bột quế có tính nóng giúp kháng viêm mạnh mẽ, đồng thời giúp làm giảm độc sưng tấy do mụn bọc gây ra. Trong khi đó thì mật ong lại có tác dụng kháng khuẩn, làm ẩm da và dịu tính nóng của bột quế. Vì thế khi kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ đem lại hiệu quả trị mụn bọc cực kỳ tốt và an toàn.
Uống nhiều nước mỗi ngày giúp phòng ngừa và điều trị mụn bọc.
Cách thực hiện như sau: bạn 2 muỗng mật ong nguyên chất và 1 thìa bột quế cho vào cùng 1 cái chén nhỏ rồi trộn đều thành hỗn hợp sệt. Sau đó đi rửa mặt sạch sẽ, dùng hỗn hợp đó chấm lên các nốt mụn bọc ở cằm. Để như vậy khoảng 20 phút cho tinh chất ngấm sâu vào da rồi mới rửa mặt sạch lại với nước. Mỗi tuần áp dụng 2-3 lần sẽ có hiệu quả.
Lưu ý, trong quá trình điều trị mụn bọc ở cằm, bạn nhớ xây dựng chế độ ăn uống cho lành mạnh. Tăng cường uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, hỗ trợ điều trị mụn từ trong ra ngoài, ngăn ngừa mụn tái phát trong các lần sau đó.
>>Có thể bạn quan tâm: 6 lưu ý “sống còn” khi điều trị mụn bọc ở má