Trẻ rất hay bị mẩn ngứa và nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ nhỏ thì có rất nhiều, việc nắm rõ được “thủ phạm” gây bệnh sẽ giúp các mẹ chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh lý này tái phát.
Trẻ sơ sinh – Đối tượng bị mẩn ngứa nhiều nhất
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi là đối tượng dễ bị mẩn ngứa nhiều nhất. Ở độ tuổi này, bé không chỉ non nớt về tuổi tác mà còn chưa có nhiều thời gian để bắt nhịp với cuộc sống mới ngoài bụng mẹ, sức đề kháng cũng non yếu khiến việc bị mẩn ngứa càng có chiều hướng gia tăng nhiều hơn.
Mẩn ngứa là bệnh viêm da mà nhiều trẻ mắc phải
Trẻ có thể bị mẩn ngứa ở mặt, hai bên má, cổ, lưng, mặt, chân tay hoặc khắp cơ thể với những dấu hiệu như xuất hiện những nốt mẩn đỏ nhẹ, nổi mụn li ti hoặc mụn to, mụn vỡ nước sẽ lây sang các vùng da khác tạo thành từng mảng. Mẩn ngứa thường khiến bé ngứa, lắc đầu hoặc lấy tay chà, gãi lên mặt, bé cũng quấy khóc, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.
Có thể thấy, mẩn ngứa là bệnh viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ mà nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng phổ biến là:
- Do cơ địa dị ứng: Gia đình có tiền sử cha mẹ hoặc người thân bị dị ứng cũng đồng nghĩa với nguy cơ trẻ bị dị ứng và mẩn ngứa rất cao. Đây cũng là đối tượng khổ sở nhất vì bệnh có tỷ lệ tái phát cao, dai dẳng và kéo dài.
Trẻ bị chàm sữa cũng bị mẩn ngứa nhiều
- Do mắc các bệnh về da: Trẻ mắc các bệnh về da như viêm da dị ứng, bệnh mề đay, nấm da, chàm sữa… cũng sẽ bị mẩn ngứa và mẩn ngứa cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của các bệnh lý này.
- Do mắc các bệnh trong cơ quan nội tạng: Việc mắc các bệnh trong cơ quan nội tạng như gan, mật, bệnh đái tháo đường, ứ đọng các loại tố hoặc dị ứng thuốc điều trị cũng khiến bé bị nổi mẩn ngứa khắp người.
- Do thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, từ lạnh chuyển sang nóng sẽ khiến trẻ bị ngứa khắp người kèm theo những nốt mẩn đỏ khó chịu. Tình trạng này khá phổ biến vì trẻ bị dị ứng thời tiết thường rất nhạy cảm, chỉ cần một biến động nhỏ cũng khiến cơ thể trẻ nổi đầy những nốt đỏ và ngứa ngáy khắp người.
- Do dị ứng thức ăn: Cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn ngứa đặc biệt là chẳng may trẻ ăn phải những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa, thịt bò, lạc…
Ăn thực phẩm dễ gây dị ứng cũng làm trẻ mẩn ngứa
Điều trị mẩn ngứa ở trẻ như thế nào?
Để chăm sóc và điều trị mẩn ngứa ở trẻ hiệu quả, cha mẹ cần xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có thể có cách chữa trị kịp thời. Thông thường, trẻ bị mẩn ngứa mẹ cần áp dụng nguyên tắc sau:
- Làm sạch da: Giữ da trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, tắm, rửa vệ sinh cho trẻ bằng sản phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa từ thảo dược thiên nhiên như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Mẹ có thể tắm, rửa hàng ngày vùng da bị mẩn ngứa cho trẻ, sau đó lau khô, mặc quần áo có chất liệu thấm hút tốt mồ hôi cho trẻ như cotton.
- Giảm kích ứng và giảm ngứa: Mẹ có thể bôi cho trẻ các loại thuốc bôi ngoài da, sử dụng thuốc uống để giảm kích ứng và giảm ngứa cho trẻ nhưng cần nhớ chỉ sử dụng các loại thuốc có sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ cần cắt móng tay, mang bao tay để ngăn không cho trẻ gãi, cào cấu lên mặt. Mẹ cũng không nên tắm cho trẻ bằng sữa tắm có chất tẩy rửa, hóa chất kích ứng, chất tạo bọt vì có thể làm trầm trọng hơn tình trạng mẩn ngứa ở trẻ.
Nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm tốt cho trẻ
- Bôi kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm sẽ có tác dụng cấp ẩm, duy trì độ ẩm cho da trẻ cả ngày lẫn đêm nên khi thấy da trẻ có triệu chứng khô, nứt nẻ da mẹ cần thoa kem dưỡng ẩm cho bé. Lưu ý chỉ nên chọn các loại thuốc mỡ vì thành phần có ít tá dược và khả năng kết dính cũng rất tốt.
Nếu áp dụng tất cả các phương án ở trên nhưng tình trạng mẩn ngứa ở trẻ vẫn không có chiều hướng thuyên giảm, thậm chí còn trầm trọng, ngứa, sẩn đỏ, nổi mụn nước nhiều hơn thì mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.