Mụn trứng cá ở cằm - Cảnh báo vấn đề sức khỏe

Tình trạng mụn trứng cá ở cằm có thể là “chuông báo động” của các bệnh lý bên trong cơ thể. Sớm nhận biết nguyên nhân sẽ giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm, phòng và trị mụn hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở cằm

Có vô vàn nguyên nhân gây ra mụn, nhưng tóm tắt lại vẫn là do 2 yếu tố chính, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.

Yếu tố bên ngoài bao gồm:

•    Bụi bẩn, ô nhiễm chứa các ổ vi khuẩn từ bên ngoài môi trường xâm nhập khiến da bị viêm nhiễm, khi kết hợp với bã nhờn ách tắc trong lỗ chân lông khiến da nổi mụn.

•    Việc sử dụng các loại kem dưỡng/serum không phù hợp hoặc kém chất lượng có thể khiến da bị Purging (nổi mụn ồ ạt), đặc biệt ở phần cằm.

•    Tẩy trang, rửa mặt không sạch cũng là “thủ phạm” hàng đầu khiến bạn mọc mụn trứng cá ở cằm.

•    Đặc biệt, thói quen chống cằm, áp sát màn màn hình điện thoại lên da, sờ nặn mụn khiến da dễ mọc mụn nhất, bởi trên tay và các vật dụng xung quanh luôn chứa rất nhiều vi khuẩn và nấm, sẵn sàng tấn công khi chúng có cơ hội được bám trên da.

Mụn trứng cá ở cằm xuất phát từ nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.

Mụn trứng cá ở cằm xuất phát từ nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.

Nguyên nhân bên trong - cảnh báo vấn đề về sức khỏe

Khi những yếu tố bên ngoài gặp những bệnh lý bên trong cơ thể, đây là “thời cơ” lý tưởng gây ra các nốt mụn trứng cá ở cằm. 

Nếu các nốt mụn mọc đi mọc lại ở một vị trí, rất có thể bạn đang mắc một số vấn đề về sức khỏe trong cơ thể như:

•    Bệnh lý về nội tiết, buồng trứng:

Rối loạn nội tiết thường xảy ra ở độ tuổi dậy thì, lúc này hormone giới tính tăng cao khiến lượng bã nhờn cũng được tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra tình trạng này còn gặp ở phụ nữ đang mang thai, hoặc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài khiến hàm lượng progesterone giảm sút dẫn tới mất cân bằng nội tiết, rối loạn buồng trứng, tuyến yên, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.

Sự tăng tiết bã nhờn dẫn tới lỗ chân lông quá tải, dầu thừa và cặn bã không thoát ra ngoài dẫn tới lỗ chân lông bị bít tắc dưới da, tạo thành các nhân mụn. Khi có cơ hội sẽ trở thành mụn viêm, mụn trứng cá.

•    Bệnh lý về gan, thận

Gan và thận đóng vai trò đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Một khi cơ quan này bất ổn, các tồn dư không được loại bỏ qua hệ bài tiết mà “biểu tình” qua da gây ra mụn trứng cá ở cằm.

Vì vậy, khi các nốt mụn mọc ở cằm, tái đi tái lại cùng một vị trí thì có thể bạn đang gặp rắc rối về gan và thận.

Mụn trứng cá ở cằm biểu thị những vấn đề bên trong cơ thể.

Mụn trứng cá ở cằm biểu thị những vấn đề bên trong cơ thể.

>>Xem thêm: Mụn trứng cá và cách điều trị nhanh nhất

Cách điều trị mụn trứng cá ở cằm toàn diện

 Khi điều trị mụn trứng cá ở cằm cần phải loại bỏ tận gốc căn nguyên của bệnh và hạn chế yếu tố dị nguyên xâm nhập từ bên ngoài. 

Để giảm tiết bã nhờn và làm mát cơ thể từ bên trong, bạn có thể tham khảo ý một số gợi ý như:

•    Dùng thuốc kiểm soát nhờn L- cystine: đây là một loại amino acid tự nhiên có tác dụng kiềm dầu hiệu quả, không những thế còn giúp mượt tóc, sáng da và nuôi móng, tuy nhiên bạn không được phép mang thai trong quá trình sử dụng thuốc.

•    Thuốc hỗ trợ chức năng gan, thận giúp làm mát gan, tăng hiệu quả đào thải chất cặn bã, độc hại bên trong cơ thể, ngăn ngừa mụn hiệu quả. Bạn có tự làm trà mát gan tại nhà với một số thảo dược như trà cà gai leo, trà diếp cá, trà hoa cúc, atiso… 

•    Dùng thuốc kháng sinh tại chỗ như Erythromycin, Doxycycline, Clindamycin giúp ức chế vi khuẩn gây mụn nhằm giảm viêm và hạn chế mức độ tổn thương da.

•    Ngoài ra, bạn có thể dùng một số thực phẩm chức năng có chứa kẽm, vitamin E… giúp cân bằng nội tiết, kiểm soát bã nhờn và ngừa mụn hiệu quả.

Song song với việc dùng thuốc điều trị từ bên trong, việc kết hợp kem bôi từ bên ngoài giúp loại bỏ mụn nhanh chóng:

•    Sử dụng kem bôi/serum chứa BHA giúp loại bỏ bã nhờn, tế bào sừng tận sâu trong lỗ chân lông, gom cồi mụn và đẩy chúng ra ngoài mà không làm tổn thương da. 

•    Kem bôi chứa Benzoyl peroxide (2.5 – 5%) có tác dụng rất tốt đối với các nốt mụn trứng cá ở cằm, nguyên lý hoạt động của nó là đưa oxy vào sâu trong lỗ chân lông, tiêu diệt ổ vi khuẩn p.acnes và gom cồi mụn.

•    Serum chứa Retinol giúp ngăn chặn sự hình thành của tế bào sừng nang lông, ngăn chặn sự xuất hiện mụn trứng cá.

Sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ điều trị mụn trứng cá ở cằm hiệu quả.

Sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ điều trị mụn trứng cá ở cằm hiệu quả.

>>Xem thêm: Mụn trứng cá dạng nang chữa có khó không?

Nguyên tắc khi bị mụn trứng cá ở cằm

Điều trị mụn trứng cá ở cằm là bài toán nan giải, vì vậy ngay trong quá trình đối phó với chúng, thậm chí khi đã khỏi mụn thì bạn cũng nên tuân thủ những quy tắc này để hạn chế mụn tái phát:

•    Tránh xa các thực phẩm cay nóng, có cồn, ga, nhiều đường, tinh bột và chất béo xấu.

•    Ngủ đủ giấc, không thức khuya để gan có thời gian thải độc.

•    Chăm sóc da bằng các sản phẩm phù hợp, đừng quên tẩy trang hàng ngày và tẩy tế bào chết mỗi tuần 3 lần.

•    Thay vỏ chăn ga, gối hàng tuần, không sờ tay lên mặt, từ bỏ thói quen áp sát điện thoại lên da.

•    Không dùng tay cạy nặn nhân mụn ẩn hoặc mụn đầu trắng/đen để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo thành mụn viêm, mụn trứng cá.

•    Dùng gel chấm mụn có chứa hoạt chất Berberine kháng khuẩn tự nhiên, làm sạch da và tiêu diệt cồi mụn, từ đó thúc đẩy quá trình hồi phục da tốt hơn. 

Từ bỏ thói quen sờ tay lên mặt ngừa mụn hiệu quả.

Từ bỏ thói quen sờ tay lên mặt ngừa mụn hiệu quả.

Nếu tình trạng mụn không cải thiện, bạn cần tới các bệnh viện da liễu uy tín để được soi da và điều trị kịp thời.

>>Có thể bạn quan tâm: Trị mụn trứng cá bọc chỉ là chuyện nhỏ nếu có trong tay “bí kíp” này

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status