Mụn trứng cá đỏ là mụn trứng cá có màu đỏ gây nhiều ảnh hưởng tới da. Đặc biệt bên trong mụn còn có nhiều mủ, nếu để lâu sẽ vỡ ra làm nhiễm trùng rồi để lại sẹo. Về cơ bản, mụn dạng này khác hẳn so với mụn trứng cá thông thường, vì thế cần phải nắm rõ các triệu chứng biểu hiện của mụn để có cách chăm sóc điều trị cho hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá đỏ
Một số nguyên nhân dẫn tới mụn trứng cá đỏ phải kể đến như:
- Do yếu tố di truyền, tức là trong gia đình có người bị thì con cái sinh ra cũng dễ mắc.
- Do thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chiên nướng gây nóng trong người.
- Do sử dụng nhiều đồ uống có cồn, bia, rượu, các chất kích thích.
- Do cơ thể đang chứa vi khuẩn đường ruột Helicobacter pylori nên dễ gây mụn.
Mụn trứng cá đỏ là mụn đỏ có chứa mủ bên trong gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
>>Xem thêm: Mụn trứng cá dạng nang chữa có khó không?
- Do trên da bị nhiễm phải kí sinh trùng có tên là demodex, nó thường mang theo các loại vi khuẩn khác thuộc nhóm Bacillus oleronius rồi làm phát sinh mụn trứng cá đỏ.
Bên cạnh đó mụn trứng cá đỏ cũng thường gặp ở chị em phụ nữ hơn nam giới, người có da trắng dễ bị hơn người da đen, người ngoài 30 tuổi, người có thói quen hút nhiều thuốc lá hoặc người có tiền sử gia đình gặp phải loại mụn này.
Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá đỏ
Các bác sĩ gia liễu cho rằng các biểu hiện lâm sàng của mụn trứng cá đỏ được chia thành 4 giai đoạn cơ bản như sau:
- Giai đoạn 1: lúc này chủ yếu xuất hiện những đợt giãn mạch ở vùng da giữa mặt. Bạn sẽ có cảm giác nóng bừng mặt, bỏng rát kiểu như bốc hỏa kéo dài 5-10 phút. Nhất là người mà uống rượu, uống nước nóng hay gia vị cay nóng, thời tiết nóng càng dễ bị.
- Giai đoạn 2: triệu chứng điển hình là bị dát đỏ vùng giữa mặt, mũi, má và có thể lan lên phần dưới trán, cằm, không có xuất huyết kèm theo giãn mạch. Các mạch máu dần giãn rộng hơn và tạo thành đám mạch có màu đỏ. Bạn cũng có thể bị ngứa ngáy, có cảm giác kim châm, nhất là khi sử dụng các loại mỹ phẩm.
Mụn trứng cá đỏ thường có triệu chứng giãn mạch, bốc hoả, ngứa ngáy và sưng đỏ.
>>Xem thêm: Mụn trứng cá tuổi dậy thì: Làm sao cho hết?
- Giai đoạn 3: tổn thương nổi bật là các sẩn đỏ có kích thước từ 2-5mm ở ngoài nang lông, chúng không có nhân và chất bã, mọc riêng lẻ hoặc mọc thành đám, mọc đối xứng hai bên. Xem kẽ các sẩn đỏ này còn có sẩn mủ hoặc là mụn mủ gây mất thẩm mỹ.
- Giai đoạn 4: giai đoạn cuối này sẽ tạo thành các u xơ phì đại, nhiều nhất là ở mũi, dễ bắt gặp ở nam giới trên độ tuổi 50 và ít gặp ở nữ.
Cách điều trị mụn trứng cá đỏ
So với mụn trứng cá thông thường thì mụn trứng cá đỏ khó chăm sóc và điều trị hơn. Ngoài việc kết hợp điều trị dùng thuốc, bôi thuốc thì cần phải loại bỏ các yếu tố thuận lợi khiến bệnh tiến triển. Nhìn chung dù bệnh không chữa khỏi hoàn toàn được nhưng vẫn có thể kiểm soát tốt nếu bạn áp dụng đúng cách.
Để chắc chắn, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để khám, kiểm tra, xác định tình trạng mức độ viêm để có hướng điều trị dùng thuốc hiệu quả nhất. Thuốc sử dụng chủ yếu hiện nay là thuốc kháng sinh thuộc các nhóm cycline, metronidaziole hay macrolides. Riêng thuốc Ivermectine được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm nhiều demodex.
Còn với những người bị mụn trứng cá đỏ mà kèm theo giãn mạch hoặc có nhiều u xơ thì có thể điều trị bằng Laser hoặc phẫu thuật lạnh.
Bên cạnh đó để kiểm soát tốt mụn trứng cá đỏ, bạn cần chú ý các thói quen hàng ngày:
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF đạt từ 30 trở lên mỗi khi ra ngoài, đội mũ đeo khẩu trang và không được để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Rửa mặt sạch sẽ hàng ngày bằng các dung dịch có pH trung tính, không dùng sữa rửa mặt quá nhiều hoá chất sẽ gây hại cho da.
- Dùng xịt nước khoáng hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho da hoặc có thể dùng các loại nước có nguồn gốc từ thực vật đều được.
Sử dụng xịt khoáng mỗi ngày giúp dưỡng ẩm da và kiểm soát mụn trứng cá đỏ tốt.
- Không dùng sản phẩm tạo nền có chứa thành phần dễ gây kích ứng da, nhất là kem hoặc phấn có chứa kim loại, formaldehyde, axit palmetic hay axit oleic…
- Xây dựng chế độ ăn uống cho lành mạnh, tăng cường ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây hoa quả tươi. Như vậy sẽ vừa cung cấp nước, vitamin dưỡng chất tốt cho da mà còn bổ sung chất chống oxy hoa tốt cho độ hồi phục da. Đồng thời nên uống nhiều nước lọc (ít nhất 2 lít nước/ngày) để cải thiện da.
- Về chế độ sinh hoạt nên ngủ sớm, đúng giờ giấc, tránh thức đêm, tránh stress. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ, đẩy lùi mụn trứng cá đỏ hiệu quả.
>>Có thể bạn quan tâm: Mụn trứng cá và cách điều trị nhanh nhất