https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông?

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông?

Hăm tã là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời. Đặc trưng nổi bật của bệnh là gây mẩn đỏ ở mông khiến trẻ rất đau đớn khó chịu, vậy cần làm gì khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mông do hăm tã gây ra? Cha mẹ hãy tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé.

Mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa là bệnh gì?

Mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa là hiện tượng khó tránh khỏi khi bé mặc tã/bỉm trong thời gian dài. Dấu hiệu này cũng “tố cáo” trẻ đã mắc phải bệnh lý hăm tã – Là tình trạng viêm da phát triển trong khu vực lót tã hay viêm da do kích ứng với tã.

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mông là dấu hiệu của bệnh lý hăm tã

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mông là dấu hiệu của bệnh lý hăm tã

Hăm tã gây mẩn đỏ nhẹ và lan rộng ở vùng mông, đùi của bé, đôi khi những vết mẩn đỏ trông như tình trạng phát ban. Do da bé bị viêm nặng nên sẽ không tránh khỏi cảm giác đau và ngứa, tệ hơn có thể gây rát và chảy máu.

Tã/bỉm được cho là nguyên nhân chính khiến trẻ bị hăm tã, tuy nhiên trong nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông do nước tiểu còn đọng lại mà cha mẹ chưa kịp lau rửa. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm, nổi mụn đỏ. Nếu hăm tã không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng da bé vô cùng nguy hiểm.

Những điều nên và không nên làm khi bé nổi mẩn đỏ ở mông

Khi bé bị nổi mẩn đỏ ngứa ở mông do hăm tã gây ra, việc chăm sóc và điều trị đúng cách giữ vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh ở trẻ.

Chuyên gia khuyến cáo cha mẹ những nguyên tắc nên và không nên làm khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mông như sau.

Cần vệ sinh nhẹ nhàng, không nên lau quá kỹ khu vực bị nổi mẩn đỏ của trẻ

Cần vệ sinh nhẹ nhàng, không nên lau quá kỹ khu vực bị nổi mẩn đỏ của trẻ

Mẹ không nên:

+ Không nên để trẻ mặc tã/bỉm 24/24 vì vi khuẩn từ phân và nước tiểu có thể bám trên da trẻ gây viêm, nổi mụn. 

+ Không nên tắm và lau rửa quá kỹ khu vực hăm tã vì da trẻ còn rất mỏng nên dễ bị kích ứng, trầy da và khiến tình trạng hăm thêm nặng.

+ Không nên sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất gây hại, chất tạo mùi, tạo bọt có tính tẩy rửa mạnh khiến da trẻ càng thêm viêm, ngứa.

+ Không nên thoa các loại kem hoặc các loại thuốc tân dược không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chứa corticoid gây biến chứng nguy hiểm.

+ Không để trẻ cào gãi vào vùng da bị nổi mẩn đỏ khiến da bị tổn thương.

Thay tã/bỉm thường xuyên cho bé để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công

Thay tã/bỉm thường xuyên cho bé để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công

Mẹ nên:

+ Thay tã/bỉm thường xuyên cho con, cứ 4 tiếng thay 1 lần, để cho bé có thời gian “nude” càng nhiều càng tốt.

+ Khi trẻ đi tiểu cần thay tã và vệ sinh sạch sẽ vùng mặc tã cho trẻ.

+ Lựa chọn tã/bỉm với chất liệu và kích thước phù hợp với làn da và vóc dáng của bé.

+ Bổ sung nhiều nước, hoa quả tươi mát chứa nhiều vitamin và thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng.

+ Nên sử dụng các loại kem bôi, bột tắm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính và có tác dụng điều trị nổi mẩn đỏ ở mông trẻ.

+ Cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton rộng rãi, tránh bó sát gây tổn thương da bé.

+ Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông kéo dài nhiều ngày? Hãy lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời mẹ nhé.

Tham khảo:

>>> Trẻ bị mụn ở mông bôi thuốc gì?

>>> Xử lý khi trẻ bị mọc mụn đầu đinh ở mông

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46