Trẻ có thể sốc phản vệ, tử vong chỉ vì bị côn trùng cắn – đây là cảnh báo được các chuyên gia y tế đưa ra khiến các bậc phụ huynh cần cẩn trọng hơn trong việc chăm sóc con cái. Bởi vậy, đừng bao giờ coi thường hay chủ quan khi trẻ bị côn trùng đốt nhé.
Cẩn thận mất con vì côn trùng đốt
Bất cứ lúc nào ngày hay đêm, mùa xuân hay mùa hạ, mùa đông hay mùa thu trẻ cũng có thể bị côn trùng đốt. Các loại côn trùng có thể gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ bao gồm kiến lửa, kiến ba khoang, ong vò vẽ, ong đất, muỗi, ấu trùng bướm, sâu róm, bọ chét, rận, ve chó…
Trẻ không thể tự phòng vệ trước côn trùng
>>> Xem thêm: Thuốc bôi côn trùng cắn hiệu quả cho bé
Thông thường khi trẻ bị côn trùng đốt sẽ gây ra những tổn thương nhất định về da. Tùy theo loại côn trùng, liều lượng nọc độc, cơ địa của mỗi bé mà mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng cũng khác nhau. Nếu chỉ bị côn trùng đốt, cắn ngoài da, tổn thương có thể xuất hiện ngay tại vết cắn khiến trẻ đau, sưng đỏ, ngứa rát ở mức độ vừa phải, sau đó giảm dần sau một vài ngày.
Song không phải lúc nào trẻ cũng may mắn để bị côn trùng cắn ở mức độ nhẹ, nhiều trẻ sau khi bị côn trùng cắn sẽ gây ra các phản ứng dị ứng toàn thân như nổi mề đay, sưng phù nề, co thắt phế quản, nặng hơn có thể khó thở, trụy tim, mạch nhanh, chân tay lạnh, sốc phản vệ và có thể khiến trẻ tử vong.
Nhiều trẻ nguy kịch vì côn trùng đốt
Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều trường hợp do cha mẹ chủ quan không chăm sóc, chữa trị trẻ cẩn thận khi bị côn trùng đốt đã khiến trẻ phải mất mạng oan uổng. Các loại côn trùng có thể “đánh cắp” cuộc sống của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm vong vò vẽ, ong bắp cày… Giới y học đã cảnh báo, chỉ với 10 nốt đốt từ những loại ong độc này có thể khiến trẻ mất mạng trong tích tắc.
Ngoài ra, nếu trẻ có cơ địa dễ dị ứng thì chỉ cần 1-2 nốt ong châm, muỗi đốt, kiến cắn cũng có thể khiến tình trạng sức khỏe của trẻ chuyển sang nguy kịch. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần phải luôn để mắt đến trẻ để bảo vệ con trước những nguy hiểm có thể xảy ra.
>>>Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị côn trùng đốt mưng mủ
Cách sơ cứu chuẩn chuyên gia khi trẻ bị côn trùng đốt
Trong sơ cứu trẻ bị côn trùng đốt, các chuyên gia cho rằng, việc thực hiện đúng nguyên tắc sẽ giúp giảm thiểu tối đa khả năng phát tán độc tố của côn trùng. Dưới đây là các bước sơ cứu mẹ cần nằm lòng.
- Nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra khỏi da trẻ bằng nhíp hoặc kim nếu côn trùng đốt có ngòi (ong, muỗi).
Cần lấy nọc độc của côn trùng khỏi da trẻ
- Rửa kỹ vùng da tổn thương của trẻ bằng nước sạch, xà phòng diệt khuẩn để làm giảm nồng độ độc tố, giảm nồng độ chất tiết ra của côn trùng.
- Nếu vết thương bị sưng nề, sẩn ngứa có thể chườm đá lạnh lên da khoảng 5 phút.
- Thoa dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần đồng thời bôi lên vị trí trẻ bị côn trùng cắn, đốt một lớp gel Oatrum Kids 3 lần/ngày sẽ giúp trẻ dễ chịu, hết ngứa, giảm sưng viêm, mẩn đỏ và sớm liền da. Được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, hoàn toàn không chứa chất tẩy rửa, chất tạo mùi và corticoid nên Oatrum Kids tuyệt đối an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, sản phẩm còn nổi bật với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, được bào chế ở thể gel nên dễ dàng thẩm thấu qua da, giúp rút ngắn thời gian điều trị vùng da bị côn trùng cắn ở trẻ.
Khả năng kháng khuẩn tuyệt vời chỉ có ở Oatrum Kids
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, cha mẹ không nên tự ý đắp các loại lá không rõ nguồn gốc hoặc bôi kem có chứa corticoid lên khu vực da đang bị tổn thương do côn trùng cắn ở trẻ. Nếu sau khi thực hiện các bước ở trên trẻ không thuyên giảm thậm chí có biểu hiện dị ứng toàn thân, phù môi, mắt, nổi mày đay, co thắt phế quản, sốt hoặc sốc phản vệ cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu kịp thời tránh nguy hiểm tính mạng.
Để phòng ngừa trẻ bị côn trùng đốt, cha mẹ cần dọn dẹp nhà cửa, dọn hết các vật dụng như: chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao, để tránh côn trùng làm tổ, không nên nuôi chó mèo trong nhà, vì chó mèo cũng là vật trung gian cho côn trùng ký sinh, tồn tại...
Xem thêm: