Da con đột nhiên xuất hiện nốt sưng đỏ, con ngứa ngáy, khó chịu nhưng cha mẹ lại mơ hồ vì không thể phân biệt được chính xác loại côn trùng nào đã cắn trẻ? Vậy thì cha mẹ hãy đọc ngay bài viết này để có thể nhận biết dễ dàng nhé.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại côn trùng khác nhau, còn trẻ nhỏ với bản tính hiếu động nên việc bị côn trùng cắn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, làm sao nhận biết chính xác loại côn trùng nào đã cắn trẻ để từ đó đưa ra cách xử lý phù hợp trong khi có quá nhiều loại? Để nhận biết chính xác, cha mẹ chỉ có thể dựa vào những dấu hiệu để lại trên da trẻ mà thôi.
Dấu hiệu nhận biết loại côn trùng nào đã cắn trẻ
1.Muỗi đốt
Muỗi là loài côn trùng tồn tại khắp nơi xung quanh môi trường sống của chúng ta, trẻ nhỏ chính là đối tượng “lý tưởng” để muỗi tấn công, nhất là mùa hè khi thời tiết nóng bức, mưa nhiều.
Khi bị muỗi đốt da trẻ sẽ xuất hiện những nốt sưng to nhỏ khác nhau. Ở những vùng da mỏng, muỗi đốt gây ảnh hưởng đến các mạch máu do chúng bơm nước bọt vào vết đốt, trong nước bọt chứa chất chống đông làm mãu loãng không đông.
Ngoài sưng tấy, vùng da của trẻ còn đỏ, ngứa, gây khó chịu.
Đọc thêm: Thuốc bôi muỗi đốt cho bé tốt nhất hiện nay
2. Kiến cắn
Kiến có nhiều loại, nhưng đa phần chúng đều không gây nguy hiểm, trừ những loài kiến có nọc độc như kiến lửa, kiến ba khoang.
Khi bị những loài kiến có nọc độc tấn công nhẹ thì để lại sẹo, nặng có thể khiến trẻ bị dị ứng hoặc sốc phản vệ.
Dấu hiệu điển hình để nhận biết kiến cắn có nhiều điểm khá tương đồng với muỗi đốt. Vùng da của trẻ cũng xuất hiện mẩn đỏ, ngứa rát trong một khoảng thời gian dài. Khi mới bị kiến cắn, trẻ sẽ thấy đau đớn như bị đổ nước sôi vào da.
Tìm hiểu thêm: Cách diệt kiến tận gốc không cần dùng hóa chất
3. Ong vàng
Trẻ bị ong đốt do vô tình, cũng có thể do cố ý. Khi bị đốt, trẻ sẽ cảm thấy nóng rát, đau dữ dội, ngứa ngáy, sau đó vùng da bị đốt sẽ tấy đỏ và sưng.
Do đó, khi vừa phát hiện trẻ bị ong vàng đốt, cha mẹ cần lập tức rút ngòi độc ra để tránh gây dị ứng, trường hợp dị ứng nặng có thể khiến trẻ gặp phải các vấn đề về hô hấp.
4. Ong bắp cày
Trong các loài ong, ong bắp cày là côn trùng có nọc độc do kích thước lớn. Nọc của ong chứa histamine và acetylcholine nên khi đốt sẽ xuất hiện tấy đỏ, sưng về và có thể phồng rộp.
Nếu bé bị ong bắp cày đốt, xuất hiện dấu hiệu lạnh tay chân, tai và môi tím tái hoặc có vấn đề về hô hấp thì cần đưa trẻ tới bác sĩ ngay lập tức.
5. Tò vò
Tò vò đốt cũng để lại triệu chứng gần giống với ong đốt: đau, nóng rát, ngứa, xuất huyết dưới da… Nguy hiểm hơn nếu trẻ bị dị ứng với nọc tò vò có thể dẫn tới sốc phản vệ.
6. Bọ chét
Bọ chét đốt khiến da bé đỏ, sưng giống với muỗi đốt nên cha mẹ không phân biệt được loại côn trùng nào đã cắn trẻ, nhưng trên thực tế vết bọ chét đốt ngứa hơn muỗi đốt nhiều.
Vị trí bé bị đốt thường ở chân và chỉ cắn khi đã ngủ. Một con bọ chét có thể cắn nhiều lần, đây là trung gian truyền nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nên cha mẹ tuyệt đối không xem nhẹ.
7. Bọ ve
Bọ ve hay ve chó là loài côn trùng sống trên cơ thể vật nuôi như chó, mèo… chúng sống, phát triển và hút máu trên cơ thể nạn nhân trong một khoảng thời gian dài. Trẻ em cũng là đối tượng bị tấn công nếu tiếp xúc thường xuyên với vật nuôi.
Bọ ve đốt sẽ để lại những vết đỏ, trẻ có thể bị viêm não, bệnh lyme và nhiều bệnh khác.
Cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn
Khi nhận biết được loại côn trùng nào đã cắn trẻ, việc xử lý sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Theo đó, cha mẹ thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Rửa sạch vết côn trùng cắn
Đây là hành động đầu tiên mà cha mẹ cần làm ngay khi thấy trẻ bị côn trùng cắn. Nên rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc xà phòng dịu nhẹ, tuyệt đối không nặn, gãi sẽ khiến nọc độc của côn trùng phát tán rộng hơn.
Với những loài có nọc độc như ong, bọ chét, bọ ve cần nhanh tay lấy ngòi độc sau đó rửa sạch vết thương cho trẻ.
Bước 2: Thoa gel Oatrum Kids
Với những vết thương do kiến, muỗi và những loài không có nọc độc gây ra, cha mẹ có thể điều trị y tế tại chỗ bằng cách sử dụng gel trị côn trùng Oatrum Kids.
Được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên, sản phẩm giúp trẻ giảm nhanh cảm giác đau rát, ngứa ngáy, đồng thời chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa vết thương để lại sẹo.
Bước 3: Đưa trẻ tới gặp bác sĩ
Nếu trẻ bị các loài côn trùng có nọc độc cắn như: ong bắp cày, bọ chét, kiến ba khoang, rệp… cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, tránh để nọc độc lan rộng gây nên những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.a
Xem thêm: Trẻ bị nổi mụn trên đầu và những điều cần lưu ý