Mỗi lần thấy bé Cún mắc bệnh ngoài da là chị Hương lại lo sốt vó, lần này chị còn lo lắng hơn khi bé bị rôm sảy ở mặt khiến ai nhìn thấy cũng giật mình, rồi chê trách chị không biết chăm con, ai đời có cái “mặt tiền” mà lại để lem nhem thế kia…
Bé bị rôm sảy ở mặt – Bệnh lý thường gặp ở trẻ?
Bé Cún 16 tháng tuổi, là con đầu lòng của vợ chồng chị Hương, ông bà nội ngoại ai cũng quý như vàng nên hết mực chăm bẵm. Khổ nỗi bé Cún lại có làn da “dữ” nên thường xuyên mắc bệnh ngoài da khiến ai nấy cũng đổ lỗi tại chị Hương vụng về không biết chăm con.
Lần này bé bị rôm sảy ở mặt càng khiến cả nhà “sốt vó”, chỉ lo bệnh để lại sẹo gây mất thẩm mỹ, xấu “mặt tiền” Cún con. Chị Hương đứng ngồi không yên, tìm mọi cách mong con nhanh khỏi bệnh.
Bé bị rôm sảy ở mặt gây ngứa ngáy và ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Xem thêm: Bé bị rôm sảy ở lưng mẹ cần làm ngay điều này
Rôm sảy ở mặt là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ, nhưng rất ít cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là ống bài tiết mồ hôi của trẻ chưa hoàn chỉnh nên hệ điều hòa thân nhiệt gặp nhiều khó khăn. Nếu chịu tác động từ nhiệt độ môi trường quá cao sẽ khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi tại vùng mặt, trán, đầu, cổ và những vùng da nếp gấp trên cơ thể. Khi mồ hôi chưa được lau khô sẽ kết hợp với bụi bẩn, vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông sinh ra viêm và khiến trẻ nổi mụn rôm.
Mụn rôm trên mặt không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy, khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Trường hợp nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày, nhưng khi da bé bị viêm nhiễm nếu cha mẹ không điều trị bệnh sẽ kéo dài và có nguy cơ tiến triển thành mụn nhọt nguy hiểm.
Cách điều trị khi bé bị rôm sảy ở mặt
Bé bị rôm sảy ở mặt sẽ không đáng lo ngại nếu cha mẹ điều trị kịp thời và đúng cách. Phương pháp điều trị cũng rất quan trọng, do vùng da mặt rất nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ của trẻ, chọn sai phương pháp sẽ khiến da để lại sẹo xấu xí.
Theo đó, các chuyên gia y tế khuyên cha mẹ nên áp dụng những cách sau:
Cẩn trọng khi sử dụng các loại kem bôi trị rôm sảy cho bé
Cẩn trọng với các loại kem
Thật dễ dàng để lựa chọn cho bé loại kem bôi trị rôm sảy, nhưng để tìm được sản phẩm vừa đem lại sự an toàn, vừa đảm bảo hiệu quả không phải là điều đơn giản. Đa phần các sản phẩm trị rôm sảy được bày bán trên thị trường có chứa hoạt chất corticoid, đem lại tác dụng nhanh nhưng dễ gây kích ứng, tác dụng phụ cho bé.
Lời khuyên: Hãy dành sự ưu tiên tuyệt đối cho các dòng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, hiệu quả nhanh sau 2-3 ngày, điển hình là bột tắm thảo dược.
Cân nhắc khi sử dụng lá tắm theo kinh nghiệm dân gian
Lá tắm theo kinh nghiệm dân gian được cho là an toàn vì đó cũng là thảo dược tự nhiên, nhưng với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, bụi bẩn, thuốc trừ sâu tràn lan khiến các loại lá tắm đã không còn sạch như nhiều người vẫn nghĩ.
Cần rửa hết bụi bẩn, trứng côn trùng trước khi nấu lá tắm trị rôm sảy cho bé
Lời khuyên: Trước khi nấu nước tắm cho bé cần rửa sạch các loại lá để loại bỏ vi khuẩn, trứng côn trùng. Tắm xong cần cho bé tắm tráng lại bằng nước sạch để tinh bột lá tắm không lưu lại trên da. Nếu thấy hiện tượng kích ứng, nổi mẩn đỏ cần dừng tắm và đưa trẻ tới bác sĩ.
Chăm sóc trẻ
+ Vệ sinh da bé sạch sẽ, thường xuyên lau mồ hôi để tránh gây bít tắc lỗ chân lông.
+ Cho bé mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, không gian sống cần sạch sẽ, thoáng mát, tránh nắng nóng.
+ Bé bị rôm sảy ở mặt cần bổ sung thực phẩm tươi mát như rau xanh, trái cây tươi, tránh thực phẩm cay nóng.