Cũng như nhiều bộ phận khác – đầu là vị trí khá nhạy cảm nên rất dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây bệnh. Trong đó, trẻ bị mẩn ngứa ở đầu là bệnh lý có tỷ lệ mắc nhiều nhất với vô vàn lý do khác nhau.
Vạch mặt “kẻ chủ mưu” khiến bé bị mẩn ngứa trên đầu
Nhiều cha mẹ mặc định rằng, trẻ bị mẩn ngứa ở đầu là do đầu bẩn, cần phải được tắm gội sạch sẽ ngay lập tức. Thế nhưng mọi chuyện có vẻ không đơn giản như thế, bởi chỉ sau một triệu chứng mẩn ngứa ở đầu trẻ là cả một tá những lý do. Dưới đây là những thủ phạm khiến bé khổ sở vì bị mẩn ngứa ở trên đầu:
- Do tăng tiết bã nhờn(Viêm da tiết bã nhờn(Cứt trâu)): Là tình trạng thường gặp ở phần lớn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc tăng tiết bã nhờn khiến trên đầu trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ kèm mụn nhỏ li ti hoặc nhỏ hơn mụn trứng cá, có mủ. Hiện tượng này sẽ có xu hướng lan rộng xuống lông mày, cổ, khủy tay, người của trẻ nếu không được chặn đứng kịp thời.
Trẻ bị mẩn ngứa trên đầu có thể do nhiều nguyên nhân
- Nấm da đầu: Mẩn ngứa ở đầu trẻ còn có thể do trẻ bị nấm da đầu khiến các nốt mẩn đỏ nổi lên, kèm theo ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Khi bị vỡ mụn, rỉ dịch, các nốt đỏ sẽ đóng vảy, bong tróc gây rụng tóc nhiều hoặc rụng từng mảng tóc ở trẻ.
- Phát ban đỏ: Bé bị phát ban đỏ sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ như muỗi đốt trong vài ngày ở trên đầu, các nốt đỏ cũng sẽ có mủ vàng khiến trẻ rất ngứa. Ngoài trên đầu, những nốt ban đỏ cũng có thể mọc ở mặt, chân tay và lưng trẻ.
- Dị ứng với sữa tắm, dầu gội: Việc tắm, gội cho trẻ bằng sản phẩm dầu gội, sữa tắm của người lớn hoặc sản phẩm có chứa chất tạo bọt, chất tẩy rửa, hóa chất kích ứng sẽ khiến da bé bị tổn thương, vùng da đầu cũng sẽ mọc những nốt mẩn đỏ li ti hoặc to tròn.
Dùng dầu gội không phù hợp cũng khiến bé ngẩn ngứa trên đầu
Đọc thêm: Trẻ mẩn ngứa khắp người sau khi sốt có đáng lo?
Giải pháp điều trị mẩn ngứa trên đầu bé an toàn, hiệu quả
Muốn việc điều trị mẩn ngứa trên đầu trẻ đạt kết quả cao, cha mẹ phải xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể có nằm ở 4 thủ phạm ở trên đã nêu hay do một tác nhân nào khác như bé không được gội đầu thường xuyên hoặc liên tục đội mũ khiến trẻ nóng, ban nhiệt…
Nếu nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa ở đầu thuộc 4 “kẻ chủ mưu” ở trên thì đây là biện pháp khắc chế tuyệt vời nhất:
- Bé nổi mẩn đỏ do tăng tiết bã nhờn: Thường do việc vệ sinh đầu tóc không tốt nên dẫn đến tình trạng này, để loại bỏ, cha mẹ chỉ cần tắm, gội cho bé bằng sản phẩm kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, lau hoặc sấy khô tóc cho trẻ sau khi gội. Nếu trẻ ra mồ hôi đầu cần được lau khô càng sớm càng tốt. Thông thường tăng tiết bã nhờn cũng sẽ tự biến mất sau một thời gian nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
Vệ sinh sạch sẽ giúp bé hết mẩn ngứa trên đầu
Xem thêm: Bé bị mẩn ngứa ở mặt là bệnh gì?
- Trẻ bị phát ban: Những nốt phát ban đỏ trên đầu trẻ cũng sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu cứ để trẻ mẩn đỏ ở đầu mãi cũng không ổn. Thay vào đó, cha mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da đầu cho trẻ để bé khỏi hẳn tình trạng này.
- Nấm da: Nấm da đầu thì cần phải được chú ý, bởi vậy cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được sử dụng thuốc bôi, thuốc uống kịp thời để chấm dứt tình trạng trên.
- Dị ứng dầu gội, sữa tắm: Việc quan trọng đầu tiên là cần kiểm tra lại thành phần cũng như nguồn gốc xuất xứ của dầu gội, sữa tắm cha mẹ đang sử dụng cho bé đã đúng và phù hợp chưa, dầu gội và sữa tắm có thành phần kích ứng cho da bé không. Cha mẹ nên lập tức dừng các loại dầu gội này và có thể dùng nước lá để thay thế hoặc sử dụng các loại dầu gội chuyên dụng cho làn da mẫn cảm của bé.
Tuy là hiện tượng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, song nếu thấy trẻ bị mẩn ngứa ở đầu trong thời gian dài, ăn uống kém, quấy khóc, tỷ lệ tái lại nhiều lần hoặc bé xuất hiện thêm triệu chứng tiêu chảy, nóng sốt, li bì cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị sớm, phòng tránh nhưng hệ lụy khó lường có thể xảy ra với trẻ.