Chỉ cần thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng là da bé sẽ nổi mẩn đỏ và ngứa rất đáng thương. Nếu có biểu hiện này thì rất có thể bé nhà bạn đã bị dị ứng thời tiết.
Rất nhiều trẻ nổi mẩn ngứa khi thay đổi thời tiết
Ngày càng nhiều ông bố bà mẹ than phiền về tình trạng bé nổi mẩn ngứa khi thay đổi thời tiết, điều đó cho thấy tỷ lệ trẻ bị dị ứng thời tiết ngày một gia tăng. Theo các chuyên gia y tế, thời tiết thay đổi khiến da trẻ giãn nở thất thường gây kích ứng da ở trẻ. Việc thời tiết từ nóng đột ngột chuyển sang lạnh sẽ làm da khô hơn, gây ngứa ngáy và càng gãi thì càng bị mẩn đỏ, sưng tấy.
Thời tiết thay đổi dễ khiến trẻ nổi mẩn ngứa
Bên cạnh đó, khi nhiệt độ tăng giảm đột ngột, nóng lạnh thất thường, áp suất khí quyển giảm, độ ẩm tăng còn là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn và nấm mốc có thể phát tán theo gió, bụi bẩn, phấn hoa và bám lên người trẻ. Da trẻ quá mỏng manh và nhạy cảm cộng với hệ miễn dịch non nớt nên dù có giải phóng ra một hoạt chất có tên là histamine vào trong máu để chống lại các tác nhân xấu thì cũng khó lòng có thể chống cự lại được, đó là lí do trẻ dễ bị mẩn ngứa khi thời tiết thay đổi.
Ngoài việc da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, bong tróc vảy thì thời tiết thay đổi còn khiến bé bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt. Việc trẻ bị dị ứng thời tiết lâu ngày có thể liên quan mật thiết đến các bệnh lý như chàm sữa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng nên cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm.
Ngoài mẩn ngứa bé còn có thể bị hắt hơi, sổ mũi
Nguyên tắc vàng chăm sóc bé nổi mẩn ngứa khi thay đổi thời tiết
Trẻ bị nổi mẩn ngứa khi thay đổi thời tiết nói riêng và bị dị ứng thời tiết nói chung rất khó để chữa trị tận gốc song việc chăm sóc da đúng cách có thể làm giảm tình trạng mẩn ngứa, sưng tấy đỏ giúp trẻ dễ chịu và sinh hoạt, ăn uống bình thường. Dưới đây là 3 nguyên tắc vàng trong chăm sóc bé nổi mẩn ngứa khi thay đổi thời tiết mọi cha mẹ cần biết:
- Làm sạch da: Giữ da trẻ luôn sạch sẽ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt là việc quan trọng đầu tiên cha mẹ nên làm cho trẻ. Tắm cho trẻ hàng ngày bằng sản phẩm kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da từ thảo dược thiên nhiên như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng cũng là một gợi ý hay. Việc sử dụng sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn cũng giúp làm dịu da, hết mẩn đỏ và ngăn ngừa viêm nhiễm da ở trẻ hiệu quả.
Giữ da trẻ sạch sẽ giúp giảm mẩn ngứa hiệu quả
- Dưỡng ẩm cho da: Sau khi tắm cho trẻ, cha mẹ lau khô da và bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ để tạo độ ẩm cho da giúp dưỡng da, ngăn ngừa tình trạng khô và ngứa da.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng: Việc cách li trẻ với các tác nhân gây dị ứng sẽ giúp quá trình điều trị mẩn ngứa khi thay đổi thời tiết hiệu quả hơn. Theo đó, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ vui chơi bên ngoài khi thay đổi thời tiết, tránh tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, đóng cửa sổ khi trời nổi gió. Nếu có điều kiện nên sử dụng máy lọc không khí hoặc máy điều hòa.
Ngoài ra, việc tránh dùng các chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn, nước xả vải khi trẻ đang bị mẩn ngứa cũng rất cần thiết, cha mẹ cũng nên cắt móng tay cho trẻ để bé không gãi ngứa làm trầy xước da, gây viêm da. Mẹ cũng nên hạn chế ăn hoặc không cho bé ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt bò, tôm, lạc, đồ ăn lạnh thay vào đó nên bổ sung cho bé nhiều vitamin C từ các loại rau củ quả (cam, quýt, cà chua, ổi), sữa chua và các thực phẩm giàu chất kháng khuẩn, kháng viêm, oxy hóa (tỏi, nghệ, gừng, sữa nghệ) để nâng cao hệ miễn dịch.
Thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
Nếu bé nổi mẩn ngứa kèm viêm mũi dị ứng thời tiết thì cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý hay xông hơi với tinh dầu để trẻ dễ chịu hơn. Sau 5-7 ngày nếu thấy triệu chứng mẩn ngứa ở trẻ không thuyên giảm mẹ cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa vì rất có thể trẻ đã mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng hơn và cần phải dùng thêm các loại thuốc có chứa decongestant, thuốc kháng histamine hay thuốc xịt mũi có chứa steroid.
Xem thêm: