Thoa phấn rôm, sử dụng các loại kem bôi có chứa corticoid, không chú trọng vệ sinh da bé… là những sai lầm trầm trọng của mẹ khiến bé bị rôm sảy có mủ vô cùng nguy hiểm và khó chữa.
Rôm sảy ở trẻ vốn không phải là bệnh lý nguy hiểm và khó chữa nếu biết cách điều trị đúng đắn. Tuy nhiên, vì rôm sảy quá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên rất nhiều cha mẹ coi thường bệnh, bỏ qua những triệu chứng tăng nặng ở trẻ, đến khi phát hiện ra thì bé bị rôm sảy có mủ.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp điều trị sai lầm cũng là nguyên nhân chính khiến rôm sảy ở trẻ ngày càng nặng, tiến triển thành mụn nhọt vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là 4 sai lầm mà 86% cha mẹ mắc phải trong quá trình điều trị rôm sảy cho trẻ.
Thoa phấn rôm
Dùng phấn rôm khi bé bị rôm sảy gây bít tắc lỗ chân lông
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm gì?
Thương con ngứa ngáy, khó chịu vì bị mụn rôm “hành” nhiều mẹ bỉm sữa đã lựa chọn phấn rôm để thoa lên vùng da nổi mụn của con vì cho rằng phấn rôm sẽ thấm hút mồ hôi và chất nhờn trên da, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và giảm ngứa hiệu quả.
Theo các chuyên gia phương pháp này cực kỳ sai lầm, không được khuyến khích áp dụng vì phấn rôm có thể bít kín lỗ chân lông, khiến da bí bách và rôm nổi nhiều hơn. Trong trường hợp da bé bị trầy xước phấn rôm có thể gây kích ứng, nhiễm trùng da của trẻ. Chưa kể nếu trẻ hít phải bụi phấn rôm sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp.
Sử dụng kem bôi có chứa corticoid
Không thể phủ nhận kem bôi trị rôm sảy giúp mang lại tác dụng nhanh và vô cùng tiện lợi khi sử dụng. Nhưng nếu cha mẹ vô tình lựa chọn phải loại kem có chứa corticoid hậu quả sẽ vô cùng khôn lường. Ngoài việc bé bị rôm sảy có mủ, kem bôi chứa corticoid còn đem đến các tác dụng phụ không mong muốn cho bé như: gây kích ứng, nhiễm trùng da, giãn mạch…
Kem bôi có chứa corticoid gây kích ứng, nhiễm trùng da bé
Đọc thêm: Vì sao bé bị rôm sảy ở cổ?
Dó đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ thay vì dùng kem bôi hãy dành sự ưu tiên cho các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, điển hình là Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Sản phẩm là sự lựa chọn của hơn 50 nghìn bà mẹ bỉm sữa có con mắc bệnh ngoài da nhờ đem lại tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa nhanh và hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm không gây tác dụng phụ do chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược.
Dùng lá tắm theo phương pháp dân gian
Trong tự nhiên có rất nhiều loại cây có tác dụng làm mát da, điều trị rôm sảy ở trẻ như: lá khế, lá chè xanh, mướp đắng, sài đất… mà cha mẹ có thể sử dụng để nấu nước tắm cho bé.
Lá tắm không sơ chế kỹ gây nhiễm trùng da bé
Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo nếu mua các loại lá tắm ở chợ phải sơ chế kỹ càng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và thuốc bảo vệ thực vật. Có nhiều trường hợp trẻ bị kích ứng, nhiễm trùng da chỉ vì cha mẹ sơ chế lá tắm không kỹ.
Ngoài ra, khi da bé xuất hiện vết thương hở, tuyệt đối không tắm nước lá vì nguy cơ nhiễm trùng cao.
Không chú trọng vệ sinh da bé
Bé bị rôm sảy có mủ một phần nguyên nhân đến từ sai lầm của cha mẹ trong quá trình chăm sóc da bé. Việc để da bé đổ quá nhiều mồ hôi mà không kịp thời lau khô tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động mạnh, hoặc không vệ sinh kỹ các vùng da nếp gấp như cổ, nách, háng… khiến rôm sảy ngày càng nặng.
Vệ sinh da bé thường xuyên là cách đơn giản để điều trị và phòng ngừa rôm sảy
Cách tốt nhất, hãy vệ sinh da bé 2 lần/ngày với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để nhanh chóng loại bỏ rôm sảy và điều trị rôm sảy có mủ chỉ sau 2-3 ngày.
Bên cạnh đó, để trẻ sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, chú trọng đến quần áo và chế độ dinh dưỡng… là những phương pháp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa rôm sảy rất hiệu quả.