Bé bị mẩn đỏ ở hai má không còn là vấn đề xa lạ với nhiều cha mẹ nuôi con nhỏ, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường từ nóng chuyển sang lạnh. Nhưng phải làm sao để tình trạng này không còn tái diễn thực sự là câu hỏi chị Ngọc (Hà Nội) đang tìm kiếm.
Má trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ - dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau
Mới 2 tháng tuổi, bé An liên tục bị mẩn đỏ ở hai má và đưa tay chà lên mặt khiến chị Ngọc đứng ngồi không yên. Chị Ngọc buồn rầu: “Con mình sinh trong những ngày chuyển mùa của miền bắc nên sức đề kháng cũng không tốt, da bé lại non nớt nên chỉ cần trở trời, nóng lạnh thất thường là hai má bé cứ đỏ hây hây”.
Nhiều trẻ bị mẩn đỏ ở má vì thời tiết
Trường hợp của bé An là do dị ứng thời tiết – rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bé bị mẩn đỏ ở má còn có thể do mắc bệnh chàm sữa – một bệnh viêm da cơ địa mạn tính với những biểu hiện như xuất hiện những nốt đỏ, khô ráp ở má, có tính chất đối xứng, sau đó sẽ kèm theo mụn nhỏ li ti gây ngứa ngáy, khi mụn bị rỉ dịch, chảy nước sẽ làm bong da, đóng mày, tróc vảy.
Có khoảng 30% trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi là “nạn nhân” của chàm sữa. Bởi vậy để xác định trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở má là do dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, khói bụi, lông thú bông hay do mắc chàm sữa, viêm da cơ địa… thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.
30% trẻ bị chàm sữa bị mẩn đỏ hai má
Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị mẩn đỏ hai má
Trẻ bị mẩn đỏ ở hai má sẽ gây ngứa ngáy và rất khó chịu khiến trẻ liên tục lấy tay chà, gãi, xát lên mặt khiến vùng da dễ bị lở loét, viêm nhiễm, mưng mủ… Việc không để ý hoặc không chăm sóc trẻ đúng cách sẽ khiến trẻ bị tái đi tái lại nhiều lần, nhiễm trùng sâu vào các lớp dưới da gây bội nhiễm với nhiều biến chứng không thể coi thường như:
- Nhiễm trùng máu: Thường xảy ra khi có sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh chứa độc tố với tỉ lệ tử vong ở trẻ từ 20-50%. Trong đó, sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện trầm trọng nhất, có thể cướp đi tính mạng và cuộc sống của trẻ.
- Tràn mủ màng tim: Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đi đến màng tim sẽ làm tim bị chèn ép, không co bóp dẫn đến thiếu máu đi nuôi các bộ phận trong cơ thể. Mọi hoạt động của cơ thể bị ngừng trệ, từ đó làm suy giảm các chức năng tim, gan, thận, phổi, cực kỳ nguy hiểm.
Nhiều trẻ bị biến chứng viêm phổi chỉ vì mẩn đỏ hai má
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở cổ và mặt
- Viêm mủ màng phổi hay viêm phổi do tụ cầu: Phổi cũng là cơ quan dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây hại nhiều nhất. Khi đó phổi sẽ không thể đảm nhận tốt nhiệm vụ hô hấp vì phổi đang tiết ra nhiều dịch, tạo nhiều bóng khí, bóng khí bị vỡ gây ra khó thở ở trẻ. Hậu quả của khó thở là gây ngừng hô hấp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ.
Có thể thấy, trẻ bị nổi mẩn đỏ 2 bên má – một triệu chứng tưởng chừng đơn giản nhưng hóa ra lại khá phức tạp nếu cha mẹ thờ ơ không quan tâm, chăm sóc, điều trị cho trẻ kịp thời. Bởi vậy, để tránh “tiền mất tật mang”, khi phát hiện hai bên má trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ song song với việc vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng sản phẩm có tính chất kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, sạch da từ thảo dược thiên nhiên như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng cha mẹ cần giữ cơ thể trẻ luôn thoáng mát, tránh tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, lông chó mèo, hóa chất. Có thể kết hợp thêm kem dưỡng ẩm khi da bị khô ráp, bong tróc để cấp ẩm, tái tạo cho da.
Đưa trẻ đi thăm khám tại cơ sở da liễu chuyên khoa khi trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở hai bên má cũng là cách để bảo vệ con – giúp con thoát khỏi sự đầy ải dai dẳng của các bệnh lý về da này.