Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ và mặt không đơn thuần là hiện tượng dị ứng thông thường, đó còn là dấu hiệu trẻ đã mắc phải bệnh ngoài da khó chữa. Cha mẹ cần đọc ngay để biết cách xử lý cho con nhé.
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ - Dấu hiệu bé mắc phải bệnh ngoài da khó chữa
Có rất nhiều yếu tố khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ và mặt, điều quan trọng cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân chính để từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Theo các chuyên gia da liễu, những vết mẩn đỏ ở cổ và mặt của trẻ có thể là dấu hiệu bé đã mắc phải 5 bệnh ngoài da này:
1. Chàm sữa
Đây là bệnh viêm da mãn tính thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng trong độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi. Ngoài ra, nếu trong gia đình bố mẹ có tiền sử bị dị ứng thì bé sinh ra cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
Bé bị chàm sữa gây nổi mụn đỏ ngứa ngáy ở hai má
Biểu hiện đặc trưng của bệnh lý chàm sữa: Trẻ nổi mụn đỏ gây ngứa ngáy xuất hiện ở hai má, sau lan lên trán và có thể xuống cổ. Nếu không điều trị đúng cách trẻ có thể bị bong tróc, bội nhiễm da rất nguy hiểm. Bệnh thường hay tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc khi trẻ gặp phải những yếu tố dị nguyên xung quanh môi trường sống nên cha mẹ cần kịp thời đề phòng.
2. Rôm sảy
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ và mặt cha mẹ đừng bỏ qua dấu hiệu bé đã mắc phải bệnh lý rôm sảy. Nguyên nhân là do các tuyến mồ hôi của bé bị bít tắc khiến vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ dưới da gây nên tình trạng viêm nhiễm, nổi mụn. Ngoài cổ và mặt, rôm có thể lan ra lưng và khắp người trẻ gây ngứa ngáy, khó chịu.
3. Phát ban
Bé bị phát ban nếu để kéo dài sẽ gây nguy hiểm
Phát ban khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ như muỗi đốt kèm theo đầu mủ li ti màu trắng hoặc vàng trên da mặt. Thông thường phát ban ở trẻ có thể tự mất đi sau vài ngày nếu da bé được chăm sóc đúng cách, cũng có những trường hợp kéo dài gây nguy hiểm cho trẻ mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
4. Mụn sữa
Một trong những bệnh ngoài da phổ biến khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ là mụn sữa. Mọi trẻ sơ sinh trong 3 tuần đầu sau khi chào đời có thể mắc phải với dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện mụn li ti ở mặt, cổ, tay, lưng và sẽ tự động hết mà không cần bất cứ sự can thiệp nào. Nguyên nhân gây bệnh là do trẻ thay đổi môi trường sống và các tuyến bã nhờn trên da bé đang học cách bài tiết.
5. Dị ứng mề đay
Trẻ có thể bị dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm hoặc bị côn trùng cắn… gây dị ứng nổi mề đay khắp người với biểu hiện ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ từng đám. Cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp.
Làm gì khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ và mặt?
Biết được nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ ở cổ và mặt cha mẹ sẽ dễ dàng đưa ra cách điều trị phù hợp. Dù áp dụng cách chữa nào cũng cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ và mặt cần được chăm sóc kỹ càng
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa phát ban
+ Tuyệt đối không tự ý dùng tay nặn mụn ở cổ và mặt của trẻ, điều này sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm trên da và khiến bệnh kéo dài nhiều ngày.
+ Vệ sinh da trẻ sạch sẽ, không dùng sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh gây kích ứng, nhiễm trùng.
+ Không tự ý cho trẻ dùng thuốc tân dược, kem bôi ngoài da có chứa hóa chất, corticoid khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
+ Cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
+ Chú trọng chế độ dinh dưỡng, không ăn những thực phẩm gây dị ứng, tăng cường thực phẩm giàu dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
+ Trong trường hợp cần thiết hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.