Kinh nghiệm mẹ cần nằm lòng khi trẻ bị kiến lửa cắn sưng

Khi trẻ bị kiến lửa cắn sưng nọc của chúng có thể khiến bé đau nhói dẫn tới chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc. Vì vậy, những kinh nghiệm xử lý kiến lửa cắn bé sẽ giúp cha mẹ bảo vệ con trước những biến chứng khôn lường.

Bé có thể bị kiến lửa cắn bất cứ lúc nào

Kiến có thể tấn công con người mọi lúc, mọi nơi, kiến thường khi đốt gây ngứa, hơi đau nhói, nhưng kiến lửa đốt lại là chuyện hết sức khủng khiếp, nhất là với trẻ nhỏ khi làn da còn mỏng manh và nhạy cảm.

Khi trẻ bị kiến lửa cắn sưng sẽ có cảm giác nhói buốt dai dẳng. Nọc độc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, thở gấp, sốc… phụ thuộc vào hệ miễn dịch của từng trẻ.

Trẻ có thể bị kiến lửa cắn bất cứ lúc nào

Trẻ có thể bị kiến lửa cắn bất cứ lúc nào

Với những trường hợp nặng, trẻ có cơ địa dị ứng sẽ tạo nên phản ứng dị ứng nổi mề đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản… nếu không được sơ cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, và trên thực tế đã ghi nhận điều này.

Do đó, khi bị kiến lửa cắn, vết cắn bị rộp cha mẹ không được tự ý chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên để tránh nhiễm trùng. Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, cần lập tức đưa tới cơ sở y tế để được sơ cứu kịp thời:

Nổi mề đay, ngứa, sưng ở những vùng da khác ngoài chỗ kiến đốt.

– Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

– Cảm giác thắt ở ngực và khó thở.

– Sưng họng, lưỡi và môi, hoặc khó nuốt.

– Sốc do quá mẫn xảy ra trong hầu hết các trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến chóng mặt, ngất và ngưng tim nếu không được xử lý kịp thời.

Kinh nghiệm mẹ cần nằm lòng khi xử lý kiến lửa đốt bé

Những biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải khi bị kiến lửa cắn sưng đã được kiểm chứng qua thực tế. Một trong những yếu tố góp phần khiến trẻ gặp nguy hiểm là do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ trong việc điều trị.

Rửa vết kiến cắn bằng xà phòng để loại bỏ đất và sạn

Rửa vết kiến cắn bằng xà phòng để loại bỏ đất và sạn

Có mẹ sử dụng bài thuốc dân gian theo kinh nghiệm cổ xưa mà không biết phương pháp đó rất phản khoa học, chưa được kiểm chứng về hiệu quả. Cũng có người đặt niềm tin trọn vẹn vào kem bôi ngoài da có chứa corticoid khiến trẻ càng thêm nặng. Do đó, để bảo vệ con khỏi nguy hiểm, không còn con đường nào khác cha mẹ cần trang bị những kiến thức xử lý cần thiết theo hướng dẫn của chuyên gia để kịp thời áp dụng.

Bước 1: Nhanh chóng giũ kiến khỏi người

Kiến lửa là loài có tính bầy đàn rất cao và chúng thường tấn công khi tổ của chúng có dấu hiệu nguy hiểm. Khi trẻ bị kiến lửa tấn công cần nhanh chóng giũ kiến ra khỏi người và rời khỏi vị trí có kiến.

Bước 2: Rửa vết kiến cắn bằng xà phòng

Để loại bỏ đất và sạn, tránh gây nhiễm trùng da bé, cha mẹ cần rửa sạch vùng da bị kiến cắn của trẻ bằng xà phòng. Chú ý lau rửa nhẹ nhàng tránh cọ sát gây tổn thương da bé.

Bước 3: Chườm gạc mát lên vùng da bị kiến cắn

Trẻ bị kiến lửa cắn sưng có cảm giác nhói buốt vô cùng khó chịu, để giảm sưng ngứa và làm tê vùng da bị đốt cha mẹ nên dùng gạc mát hoặc đá lạnh chườm trực tiếp lên vùng da bị đốt của trẻ. Có thể làm nhiều lần khi thấy trẻ đau đớn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể thoa kem đánh răng, lô hội cũng giúp trẻ giảm nhanh cảm giác đau rát.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốc do nọc độc của kiến cần đưa tới bệnh viện ngay lập tức

Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốc do nọc độc của kiến cần đưa tới bệnh viện ngay lập tức

Bước 4: Thoa gel Oatrum Kids

Trẻ nhỏ thường xuyên bị côn trùng tấn công, đặc biệt là kiến lửa đốt nên nhiều cha mẹ cẩn thận đã dự trữ sẵn sản phẩm điều trị, trong đó Oatrum Kids gel là sản phẩm được tin dùng nhất.

Oatrum Kids chiết xuất 100% thảo dược tự nhiên, không chứa hóa chất, corticoid, giúp điều trị kiến lửa đốt an toàn, hiệu quả nhờ khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa cực mạnh. Thể chất gel giúp tạo nên “lá chắn” bảo vệ da bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Kiên trì thoa 3 lần/ ngày cho bé, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng sẽ thấy hiệu quả vượt trội.

Bước 5: Đưa trẻ tới bác sĩ khi gặp biến chứng nguy hiểm

Trong trường hợp trẻ xuất hiện các dấu hiệu sốc do nọc độc kiến lửa, cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ sơ cứu, đồng thời cho trẻ uống thuốc kháng histamine hoặc bôi kem hydrocortisone.

Bên cạnh kinh nghiệm xử lý, để phòng ngừa trẻ bị kiến lửa cắn cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra những khu vực mà kiến có thể làm tổ, diệt trừ ngay khi phát hiện đồng thời tạo cho trẻ thói quen tránh xa những nơi có tổ kiến .

Đọc thêm:

>>> Trẻ sơ sinh bị côn trùng đốt mưng mủ: Cẩn thận teo não

>>> Các loại muỗi đốt cho trẻ

>>> Bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì nhanh khỏi?

>>> Trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ: Các bước cần làm ngay để cứu con

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status